Bạn mong muốn biết bé 11 tháng tuổi biết làm gì? Ở độ tuổi này bé đã có thể tự làm những gì và bố mẹ cần phải làm gì để nuôi dạy bé ở độ tuổi này tốt nhất. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi sau đây.
Bé đã 11 tháng tuổi rồi, mẹ mừng lắm! Không biết ở giai đoạn này, bé có những thay đổi gì nhỉ? Bé ăn gì tốt nhất? Chăm sóc bé như thế nào? Đây chắc hẳn cũng là nỗi băn khoăn của hầu hết các bà mẹ “bỉm sữa”. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích dưới đây nhé.
Sự phát triển trí não của bé 11 tháng tuổi
Trí thông minh của bé ngày càng khiến mẹ ngạc nhiên. Bé dần dần tìm hiểu và phát hiện được công dụng của những đồ vật xung quanh. Sau đó, bé sẽ tự khám phá ra cách sử dụng chúng. Đặc biệt là các thiết bị công nghệ như điện thoại.
Bé có thể thao tác đơn giản trên các thiết bị điện tử: vuốt màn hình, chọn video,… Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích việc cho bé tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng,…ở thời điểm này.
Hãy để bé sẽ tự tìm hiểu và sử dụng các vật dụng cung quanh khiến cho bé thích thú, và đương nhiên bé có thể đập, ném, vứt, quăng,… nếu bé cảm thấy món đồ ấy không còn hữu ích.
Phát triển thể chất của bé như thế nào?
11 tháng tuổi, bé tăng trưởng rất nhanh, nhanh tới mức mẹ có thể thấy sự khác biệt rõ rệt từng ngày. Về tư thế, từ ngồi không cần sự hỗ trợ cho tới việc bò, và giờ là tự đứng khi có ghế vịn – một đồ vật bé có thể bám vào.
Nếu bé đã đứng được, bố mẹ hãy đánh dấu chiều cao của bé. Bởi bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những thay đổi của bé sau này.
Lúc này, hình dáng chân tay, tư thế, nét mặt cũng dần trở nên thân quen hơn. Đó chính là sức mạnh của gen di truyền. Các ngón tay cũng trở nên linh hoạt hơn giúp bé có thể tự ăn, tự bám vào các đồ vật xung quanh để chập chững tập đi. Hãy cứ để bé mạo hiểm và khám phá nhé!
Tham khảo thêm tại đây Bảng thời gian giấc ngủ của Trẻ Sơ Sinh theo từng giai đoạn của chúng tôi ngay tại đây.
Những thay đổi về cảm xúc
Bé rất thích học theo những biểu hiện của người lớn hoặc những đứa trẻ khác. Đặc biệt, bé 11 tháng tuổi có thể trở nên căng thẳng khi gặp người lạ. Lúc này, não bộ và cơ thể đã có sự phàn ứng nhịp nhàng với nhau, khiến bé trở nên “người lớn” hơn rất nhiều.
Nếu đang chơi đùa, có một người bạn mới tới, có thể bé sẽ bỏ đi hoặc tìm mẹ, bởi lúc này bé đã ý thức được việc có sự xuất hiện của người khác và bé cảm thấy cần mẹ hơn bao giờ hết. Có thể nói, não bộ của bé đã nhạy cảm hơn.
Kỹ năng giao tiếp của bé
Lúc này, bé đã biết mình là một cá thể trong xã hội, là trung tâm của mọi người trong gia đình. Bé phản ứng lại với những câu nói của mọi người bằng cử chỉ như lắc đầu, gật đầu, chỉ tay,… Bé thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình ngày càng thuần thục hơn.
Hãy lắng nghe tiếng nói đầu đời của bé và dạy bé những từ ngữ đầu tiên. Đa số các bé sẽ gọi mẹ là “ma ma”, điều này không có gì đáng lo ngại cả.
Mẹ và mọi người hãy kiên nhẫn dạy bé, kết nối bé với những sự vật xung quanh: bình sữa, xe đẩy, đồ chơi, con gấu,… để bé có thể ghi nhớ càng nhiều càng tốt nhé. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc kích thích sự sáng tạo và tính khám phá của bé sau này.
Các phương pháp dạy bé 11 tháng tuổi phát triển kỹ năng
Đây là thời điểm bé bắt đầu hình thành tính cách và khả năng ngôn ngữ. Bởi vậy, bố mẹ cần quan tâm và áp dụng những phương pháp hữu ích để bé phát triển một cách tốt nhất.
Bố mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn. Dù bé chưa nói được lại đúng những gì bố mẹ nói, nhưng tất cả bé đều nghe được hết. Dần dần những câu nói, hành động chăm sóc của bố mẹ sẽ hình thành và in sâu trong trí não và được bé áp dụng vào thời gian không lâu sau đó.
Một cách tốt nhất là kể chuyện cho bé nghe. Việc sử dụng truyện tranh vừa kích thích bộ óc sáng tạo của bé bằng hình ảnh, vừa giúp câu chuyện trở nên sống động, ý nghĩa hơn.
Nếu bé tò mò, bé có thể lật lại trang hoặc chỉ trỏ vào một con vật nào đó trong tranh. Tất cả những điều này đều là dấu hiệu tốt với công cuộc “làm bạn của bé”.
Bên cạnh việc trò chuyện với bé thường xuyên, cũng nên cho bé tự trò chuyện một mình hoặc trò chuyện với những cô búp bê, những chú siêu nhân, robot,…
Nên chọn những mặt phẳng như sàn nhà, thảm,…để phục vụ những “cuộc mạo hiểm” của bé. Và hãy luôn bên cạnh bé bất cứ lúc nào bé cần sự giúp đỡ mẹ nhé.
Ngoài ra, một cách khá tốt là khen ngợi bé mỗi khi bé làm được việc tốt, và nói “không” với những cử chỉ, hành vi xấu của bé.
Trẻ 11 tháng tuổi ăn được những gì
Lúc này, bé đã có thể tự ăn. Hãy khuyến khích bé tự xúc ăn và để ý bé để biết được sở thích ăn uống của bé. Tuy giai đoạn này, bé không tăng cân nhiều nhưng bé phát triển chiều cao rất nhanh.
Một chế độ ăn cung cấp đủ 500ml sữa, 4 nhóm thực phẩm: tinh bột (khoảng 100g gạo tẻ), đạm (khoảng 100g thịt cá), chất béo (khoảng 15g dầu), vitamin và chất khoáng (rau xanh, quả chín xay kèm hoặc cho bé ăn trực tiếp) là yêu cầu quan trọng.
Ngoài các bữa chính, mẹ nên cho bé ăn các bữa phụ bằng snack, sữa chua, váng sữa, hoa quả,…để bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết và ăn ngon miệng hơn. Có thể bé sẽ biếng ăn, mẹ có thể nấu súp, cháo khoai, cháo yến mạch để bé thích ăn hơn.
Nhìn chung, giai đoạn này mẹ khá “mệt” để có thể giúp bé ăn uống tốt hơn. Nhưng với tình thương yêu và tấm lòng của những người làm cha làm mẹ, không có khó khăn nào có thể ngăn cản được, phải không nào?
Với những thông tin này, chúng tôi hi vọng có thể giúp đỡ các mẹ một phần nào đó trong quá trình chăm sóc con trẻ. Chúc bé ăn ngon và phát triển khỏe mạnh!