Theo thống kê, hiện nay có khoảng 35% các cặp vợ chồng gặp tình trạng hiếm muộn. Với lối sống như hiện nay thì con số này đang bắt đầu tăng lên một cách đáng báo động. Vậy nên, trong bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách chữa bệnh hiếm muộn từ dân gian mà ông bà ta để lại. Hãy cùng tham khảo nhé.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh hiếm muộn
Hiếm muộn là hiện tượng các cặp vợ chồng sau 12 tháng sinh hoạt tình dục đều đặn, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có thai. Nguyên nhân gây hiếm muộn có 40% khả năng từ phụ nữ,40% từ nam giới, và 20% từ cả hai.
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý, có những nguyên nhân tự nhiên có thể gây hiếm muộn ở phụ nữ như tuổi tác, lối sống, và thói quen sinh hoạt. Bài viết bàn về những nguyên nhân gây hiếm muộn ở phụ nữ mà hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Tuổi tác
Tuổi tác có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thụ thai của phụ nữ. Khả năng thụ thai tự nhiên của phụ nữ đạt đến điểm chín nhất ở lứa tuổi 20, sau đó bắt đầu giảm dần, và suy giảm nhanh hơn sau tuổi 35. Phụ nữ ngày càng độc lập hơn và có xu hướng lập gia đình muộn hơn trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt ở những thành phố lớn.Điều này cũng dẫn chúng ta đến nguyên nhân tiếp theo.
Nhịp sống căng thẳng
Những phụ nữ có năng lực và địa vị sự nghiệp có áp lực công việc không hề kém đàn ông. Căng thẳng kéo dài và những hệ luỵ của cuộc sống bận rộn như thiếu ngủ,thiếu vận động, và lạm dụng các chất kích thích đều góp phần gây mất cân bằng hormone hệ sinh sản, làm giảm số lượng và chất lượng trứng khiến khó kết hợp thành công với tinh trùng tạo thành phôi. Đây là nguyên nhân gián tiếp thường gặp gây hiếm muộn ở phụ nữ.
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn rồi bỏ thai, hoặc lây nhiễm các bệnh về đường sinh dục. Bỏ thai nhiều lần có khả năng làm màng tử cung mất độ kết dính cần thiết, khiến phôi khó đậu hoặc khó giữ. Viêm nhiễm đường sinh dục (ngoài do quan hệ tình dục không an toàn còn có thể do vệ sinh không đúng cách) có thể dẫn tới tắc vòi trứng, là một nguyên nhân gây hiếm muộn phổ biến ở nước ta.
Thiếu kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có tới 90% phụ nữ Việt Nam tự tin về khả năng sinh sản của mình. Tuy nhiên, giáo dục giới tính từ tuổi dậy thì từ nhà trường còn chưa gần gũi và sâu sát, nên thực tế còn nhiều phụ nữ chưa thực sự biết chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Khi kinh nguyệt không đều hoặc bất thường như kéo dài quá 35 ngày hoặc mất kinh, hầu hết phụ nữ không nghĩ rằng điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ. Kinh nguyệt là chu kỳ của chức năng sinh sản, cho thấy dấu hiệu của buồng trứng hoạt động bình thường và đều đặn.
Vì không quan tâm và đi khám kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt nên việc sớm phát hiện các nguyên nhân gây hiếm muộn còn nhiều hạn chế.
2. Cách chữa bệnh hiếm muộn từ dân gian
Ngày xưa, ông bà ta cũng có nhiều bài thuốc chữa hiếm muộn được áo dụng nhiều như sau:
Bài thuốc cổ truyền từ Lục vị, Bát vị
Trong bào chế bài Lục vị – Bát vị, vị thục địa là quan trọng nhất bài, chế kỹ rồi đem nấu cao hoặc giã nhuyễn ra trộn vào phần thuốc bột còn lại của bài thuốc, không nên sấy khô tán bột sẽ mất tác dụng của bài thuốc, không còn bổ thận nữa.
Các vị còn lại trong bài tùy bệnh mà bào chế và gia giảm, chẳng hạn như: sơn thù tẩm rượu, hoài sơn, bạch linh tẩm sữa tươi hấp chín,phơi khô để dùng; đơn bì, trạch tả tẩm muối, sao khô.
Ngoài ra còn có thể gia các vị như: đỗ trọng, tục đoạn, câu kỷ tử, nhục thung dung, huỳnh tinh, thỏ ti tử, ngũ vị tử, mạch môn, ngưu tất, ba kích, đương quy, bạch thược…
Bài Lục, Bát vị theo cổ phương: thục địa 320g, hoài sơn 160g, sơn thù 160g, bạch linh 120g, mẫu đơn bì 120g, trạch tả 120g. Thêm 2 vị nhục quế 40g, phụ tử 40g là bài bát vị.
Cách chế: thục địa nấu cao, còn các vị khác sấy khô tán bột thắng mật ong thành châu, hòa chung làm hoàn mềm 10g, mỗi ngày dùng 4 – 6 viên với nước.
Cách chữa bệnh hiếm muộn từ các bài thuốc Đông Y tùy thuộc vào triệu chứng
– Triệu chứng: Liệt dương, di tinh, tảo tiết, sinh lý giảm sút, tinh thần mệt mỏi, khi giao hợp chỉ có tinh dịch không có tinh trùng để thụ thai.
Điều trị: Bổ thận tráng dương cố tinh.
Bài thuốc:“Ban long hoàn” phối hợp với bài “Cố tinh hoàn”: khiếm thực, bổ cốt chỉ, phục thần, thỏ ty tử, bá tử nhân, tật lê mỗi vị 12g; thục địa, long cốt, lộc giác giao, liên tu, mẫu lệ, liên tử mỗi vị 16g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.
– Triệu chứng: Dương vật không cương cứng hoặc có cương nhưng không bền, lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, số lượng tinh trùng giảm sút không đủ để thụ thai.
Điều trị: Bổ thận tráng dương sinh tinh.
Bài thuốc: “Tán dục đan”: thục địa 16g, đương qui 16g; bạch truật, nhục thung dung, ba kích, kỷ tử, đỗ trọng, tiên mao mỗi vị 12g; phụ tử (chế), sơn thù, tiên linh tỳ mỗi vị 8g; phí tử 7g, xà sàng tử 6g, nhục quế 6g.
Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Vậy trên là một số cách chữa bệnh hiếm muộn từ dân gian truyền lại cho đến bây giờ. Tuy nhiên, nếu nói về tỉ lệ thành công sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng người, từng tình trạng thì mới có hiệu quả. Vậy nên, để tránh tình trạng hiếm muốn xảy ra hãy phòng chống cũng như tìm hiểu về sức khỏe sinh sản ngay từ bây giờ.