Chuyển dạ kéo dài là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Mang thai và sinh con là thiên chức tự hào và niềm hạnh phúc của một người mẹ, vì vậy các mẹ bầu rất chăm chút cho thai nhi của mình. Tuy nhiên, một số bà mẹ khi sinh lại gặp phải hiện tượng chuyển dạ kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển dạ kéo dài là gì?

1. Chuyển dạ kéo dài là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Chuyển dạ kéo dài là gì? Vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm khi chuẩn bị bước vào thời gian sinh nở. Mang thai và làm mẹ là niềm hạnh phúc, cũng là trải nghiệm tuyệt vời của người phụ nữ, nhưng quá trình chuyển dạ sinh con lại là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Trên thực tế, thời gian chuyển dạ sinh con ở mỗi người khác nhau, có người chuyển dạ sinh con dễ dàng trong thời gian ngắn nhưng có mẹ bầu lại chuyển dạ kéo dài hàng giờ vẫn chưa sinh, gây đau đớn mệt mỏi vô cùng. Thời gian chuyển dạ kéo dài không gây nguy hiểm, đó là do cơ thể đang chuẩn bị hoàn hảo để giúp thai nhi ra đời. Tuy nhiên, nếu chuyển dạ kéo dài quá lâu so với thời gian chuyển dạ trung bình thì có thể ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ bầu, lúc này các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp để thai nhi chào đời thuận lợi, dễ dàng hơn.

Chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ kéo dài là gì? Phụ nữ sinh con lần đầu thường chuyển dạ trong khoảng 12 – 15 tiếng, khi sinh con thứ 2 thì chuyển dạ chỉ mất khoảng một nửa số thời gian nói trên, đôi khi quá trình chuyển dạ diễn ra chậm chạp hơn thông thường. Chuyển dạ kéo dài là tình trạng em bé chưa được sinh ra sau 20 giờ có những con co thắt của tử cung, một số bác sĩ cho rằng chuyển dạ kéo dài là khi có thời gian chuyển dạ từ 18 – 24 giờ.

Chuyển dạ kéo dài là gì?
Chuyển dạ kéo dài là gì?

Nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài

Sau khi tìm hiểu chuyển dạ kéo dài là gì? Tiếp theo chúng ta cùng tìm nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số nguyên nhân chuyển dạ kéo dài thường gặp như:

Đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu

Bất tương xứng đầu chậu là thuật ngữ chuyên môn dùng trong trường  hợp đầu thai nhi quá lớn so với khung xương chậu người mẹ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như khung chậu hẹp, khung chậu biến dạng, vách ngăn âm đạo bẩm sinh,…Trường hợp đầu thai nhi lớn hơn khung chậu khiến quá trình chuyển dạ kéo dài, khó sinh nên bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai.

Cơn co thắt tử cung yếu

Các cơn co thắt giúp mở rộng tử cung cũng như tạo lực đẩy thai nhi ra ngoài, vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu cơn co thắt tử cung yếu là nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ kéo dài.

Bàng quang đầy

Bàng quang đầy làm cơn co thắt hoạt động yếu, đi tiểu thường xuyên là cách tốt nhất để tránh tình trạng này. Hơn nữa, đi tiểu cũng giúp mẹ tránh bị són tiểu ngay trong quá trình sinh con.

Ngôi thai có sự thay đổi vị trí

Những tháng đầu tiên mang thai, thai nhi thường nằm theo tư thế đầu thẳng đứng, hướng lên trên phần đầu của người mẹ. Nhưng ở các giai đoạn sau đó thai nhi sẽ dần thay đổi vị trí thích hợp để chuẩn bị ra đời.

Đặc biệt, kể từ tuần 40 trở đi hầu như mọi thai nhi sẽ thai đổi tư thế phù hợp chỉ có khoảng 3% còn lại là không thay đổi tư thế.

Bên cạnh đó, một số đến lúc cận sinh lại đột ngột thay đổi khỏi vị trí cổ tử cung khiến cho quá trình chuyển dạ phải kéo dài.

Thai nhi quá lớn so với khung xương chậu của người mẹ

Đầu thai nhi quá lớn hay còn gọi là bất tương xứng đầu chậu theo thuật ngữ chuyên môn trong y học là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu khó sinh con.

Thai nhi quá lớn so với khung xương chậu của người mẹ
Thai nhi quá lớn so với khung xương chậu của người mẹ

Trong trường hợp này khu vực xương chậu nhỏ, hẹp hay biến dạng do nhiều yếu tố sẽ cản trở phần đầu thai nhi đi xuống bên dưới để chuyển dạ bắt đầu.

Vì vậy, để bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi các bác sĩ thường chỉ định phương pháp mổ để tránh tình trạng thai phụ bị kiệt sức do thời gian đau đẻ lâu.

 Bàng quang có dấu hiệu đầy

Bàng quang đầy sẽ chiếm diện tích bên trong cơ thể người mẹ cản trở hoạt động di chuyển của thai nhi. Mặt khác cũng ảnh hưởng đến cơn co của tử cung khiến cho quá trình chuyển dạ vì vậy mà chậm hơn.

Mẹ bầu nên thường xuyên đi tiểu để hạn chế nguyên nhân trên đồng thời tránh việc són tiểu trong quá trình vượt cạn.

Sự bất thường của nước ối

Nước ối có nhiều biểu hiện ở những trường hợp khác nhau. Những mẹ bầu có nước ối nhiều hay còn gọi là đa ối thì sẽ khiến tử cung bị căng gây cản trở trong quá trình co bóp để đưa thai nhi ra bên ngoài.

Còn đối với trường hợp nước ối ít, thiếu nước ối khiến cho ngôi thai có sự bất thường, không thể điều chỉnh cũng làm kéo dài quá trình chuyển dạ.

Thậm chí có những trường hợp nước ối vỡ làm cho ngôi thai ngang, bị sa dây rốn các bác sĩ phải chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Tiến hành gây tê màn cứng

Thông thường những thai phụ không có khả năng chịu đựng cơn đau giỏi sẽ sử dụng phương pháp gây tê màng cứng để giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ, phần nào tác động để giúp cổ tử cung mở nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu gây tê quá sớm cũng được xem là nguyên nhân khiến cơn chuyển dạ kéo dài hơn bình thường.

Sai tư thế

Trong quá trình chuyển dạ mẹ bầu thường nằm ngửa để giảm đau ở một số vị trí, tuy nhiên sẽ khiến cho sự co bóp của tử cung bị chậm lại, không tạo được lực đủ mạnh để đưa thai nhi ra bên ngoài.

Các bác sĩ khuyên rằng trong trường hợp này nên di chuyển thường xuyên hay ngồi xổm không chỉ giảm đau mà còn thúc đẩy quá trình mở cổ tử cung, tạo điều kiện nhanh chuyển dạ.

Nước ối bất thường

Đa ối, thiếu ối là nguyên nhân là kéo dài thời gian chuyển dạ, với những mẹ bầu bị đa ối, tử cung quá căng làm rối loạn những cơn co tử cung. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp vỡ ối đột ngột làm ngôi thai thành ngôi nang, sa dây rốn. Với những mẹ thiếu ối, ngôi thai bất thường khó có thể tinh chỉnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chuyển dạ kéo dài.

2. Điều trị chuyển dạ kéo dài như thế nào?

Khi đã biết nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài là gì thì cần điều trị như thế nào phù hợp. Thai phụ bị chuyển dạ kéo dài có thể sẽ được khuyên nghỉ ngơi một chút, đôi khi uống thuốc giảm đau hoặc thay đổi tư thế nằm giúp bà bầu giảm đau và thư giãn hơn. Các biện pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân khiến chuyển dạ kéo dài:

Điều trị chuyển dạ kéo dài như thế nào?
Điều trị chuyển dạ kéo dài như thế nào?

Nếu em bé đã ở trong âm đạo, bác sĩ hoặc hộ sinh có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như forceps hoặc giác hút để đưa em bé ra khỏi âm đạo.

Nếu các cơn co tử cung yếu, bác sĩ có thể tiêm oxytocin để giúp tăng tốc độ và cường độ các cơn co thắt. Sau đó, nếu các cơn đau vẫn chưa đủ mạnh và chuyển dạ vẫn chưa diễn ra thì có thể cần được mổ đẻ.

Nếu thai nhi quá to so với mẹ hoặc thuốc không đẩy nhanh quá trình sinh tự nhiên thì thai phụ sẽ được mổ đẻ để đảm bảo an toàn.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Cơn chuyển dạ kéo dài sẽ khiến không ít mẹ bầu mất nhiều sức hay thậm chí là kiệt sức, vì vậy trong trường hợp này bác sĩ sẽ áp dụng những hình thức tác động nhằm hút thai khi đã ở vị trí âm đạo ra bên ngoài, giảm tình trạng mất sức thêm.

Đồng thời nếu như cơn co quá yếu, bác sĩ sẽ tiêm oxytocin để giúp cơn co thắt hoạt động mạnh nhằm tăng tốc độ co để tạo lực đưa thai nhi ra ngoài. Nhưng khi không có khả quan hơn thì buộc phải đẻ mổ.

Mẹ bầu nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?
Mẹ bầu nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Mặt khác các bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ bầu nghỉ ngơi, thư giãn, thực hiện các động tác bổ trợ hay thay đổi tư thế nằm để cơn đau dịu bớt và chờ đến khi cơn chuyển dạ sớm xuất hiện.

Việc chuyển dạ kéo dài khiến mẹ bầu mất sức nhiều và căng thẳng, khó tập trung rặn đẻ. Vì thế mẹ cần thoải mái và thư giãn hết mức có thể, hãy nhờ ông xã xoa lưng cho đỡ đau khi các cơn gò xuất hiện. Mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng,  nghe một bài hát yêu thích để thư giãn, điều này giúp mẹ giữ được bình tĩnh và sinh con dễ dàng.

Mẹ không nên quá tập trung vào thời gian mình bắt đầu quá trình chuyển dạ đến hiện tại là bao lâu, điều này sẽ chỉ khiến mẹ thêm căng thẳng và khoảng thời gian gặp bé càng dài thêm mà thôi. Hãy ngừng quan tâm tới thời gian chuyển dạ, mà tập trung hít thở đều đặn để giảm cơn đau hay tưởng tượng đến khoảnh khắc con yêu chào đời.

4. Nguy cơ khi chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ kéo dài làm tăng khả năng phải mổ đẻ và có thể gây ra các nguy cơ cho bé như:

  • Thiếu oxy cho bé, gây ngạt cho bé trong tử cung
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Sinh ra các chất bất thường trong nước ối
  • Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

Chắc hẳn với những thông tin trên, các mẹ bầu đã biết được chuyển dạ kéo dài là gì rồi đúng không. Hy vọng, với những thông tin bổ ích này các mẹ và bé sẽ vượt cạn dễ dàng và có được sức khỏe tốt sau khi sinh.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top