Khái niệm phân bón hữu cơ vi sinh?

1. Phân bón vi sinh hữu cơ là gì? Tác dụng của phân bón vi sinh trong nền sản xuất nông nghiệp.

Chất hữu cơ: Những dấu hiệu cơ bản làm đất khác với đá mẹ là trong đất có chứa một lượng chất hữu cơ. Số lượng và tính chất của chúng có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, quyết định nhiều tính chất lý hóa, sinh học và độ phì nhiêu của đất.

Phân bón vi sinh hữu cơ: Là những loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, chúng được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,… khi bón vào đất phân bón vi sinh hữu cơ giúp cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu, làm cho đất tơi xốp bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ, các loại vi sinh vật có lợi cho đất đai và cây trồng.

Tác dụng của phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp

Thứ nhất, Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Từ đó:

– Giúp nước thấm được vào trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, giúp tăng cường hoạt động của sinh vật đất;

– Giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước;

– Trên đất sét nặng, việc bón phân hữu cơ làm đất tơi xốp sẽ giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây.

Thứ 2, Cung cấp một nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu, tăng cường giữ phân cho đất;

– Phân bón vi sinh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây;

– Gia tăng chất mùn cho đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học, khắc phục các ảnh hưởng xấu như cháy lá, lốp đổ… Bón phân vi sinh hữu cơ còn làm tăng khả năng chống chịu của đất khi bị chua hóa đột ngột do ảnh hưởng của phân bón hóa học, làm cho đất ít chua hơn.

Thứ 3, Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng cường “Sức khỏe” của đất. Đất sẽ gần như trở thành đất chết nếu hệ vi sinh vật đấy không hoạt động được.

>> Xem thêm: Cách sử dụng phân bón vi sinh đạt hiệu quả tối đa.

2. Phân bón hữu cơ vi sinh.

Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

Thành phần phân bón hữu cơ vi sinh tập trung đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, giúp cải tạo độ phì nhiêu, giúp đất tơi xốp. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,… cho đất nhằm giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển của các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng mà lại không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.

3. Khái niệm và thành phần của phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh là các sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống có ích đã được tuyển chọn, có hoạt lực cao, có mật độ đạt theo tiêu chuẩn quy định và không có khả năng gây hại, nhằm cải tạo đất và cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu từ quá trình cố định đạm hay phân hủy các chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản.

Thành phần của phân bón vi sinh gồm có: vi sinh vật có ích được tuyển chọn (một hay nhiều chủng vi sinh vật), chất mang (có thanh trùng hay không thanh trùng) và các vi sinh vật tạp.

Chất mang là chất để vi sinh vật được cấy vào đó mà tồn tại và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Chất mang không được chứa chất có hại cho vi sinh vật, cho người, động-thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Vi sinh vật được tuyển chọn là các vi sinh vật được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả sinh học đối với đất, cây trồng dùng để sản xuất phân bón vi sinh.

Vi sinh vật tạp theo quy định này là vi sinh vật có trong phân nhưng không thuộc loại vi sinh vật đã được tuyển chọn.

 Đặc trưng của phân bón vi sinh

Phân bón vi sinh vật là chế phẩm của các sinh vật sống hữu ích, có hoạt lực cao và có khả năng cạnh tranh cao. Sau khi bón phân vi sinh cho đất và cây trồng, người ta thường thấy mật độ vi sinh vật hữu ích này tăng lên rõ rệt, sau đó giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển. Sau khi thu hoạch, mật độ các chủng vi sinh vật này giảm mạnh tiến tới mức cân bằng trong quần thể vi sinh vật đất. Để đảm bảo hiệu lực của các thể hữu ích này, vẫn phải bón tiếp phân vi sinh vật vào các vụ trồng tiếp theo.

– Thời gian sống của các vi sinh vật trong chế phẩm có vai trò rất quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc tính của mỗi giống vi sinh vật, thành phần và điều kiện nơi chúng cư trú.

– Giữa vi sinh vật và cây trồng có mối quan hệ tương quan nhất định. Do đó, thường thì mỗi chủng vi sinh vật chỉ sống cộng sinh hay hội sinh với một số cây trồng nhất định, nên mỗi loại vi khuẩn nốt sần chỉ phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

– Giữa các chủng giống vi sinh vật cũng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Để cho phân bón vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng giống vi sinh vật có khả năng thích nghi rộng hoặc nhiều chủng trong một loại phân (vi sinh vật đa chức năng).

Vì vậy, hãy cung cấp đủ số lượng để có đủ các chất khoáng thiết yếu cho cây giúp cây trồng có được năng suất cao và càng bón phân hữu cơ vi sinh lâu dài càng góp phẩn cải thiện tính chất của đất tốt hơn, chứ không bị nghèo đi.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top